Măng le được lấy từ cây le thuộc họ tre nứa không có gai, thân dẻo mọc phổ biến ở vùng đất ba gian Tây Nguyên, nó có sức phát tán mạnh mẽ, sức sống dẻo dai đến kỳ lạ. Hễ nơi nào có đất trồng trọt là có cây le xuất hiện. Cây le dù bị đốt cháy, tàn lửa lại đâm chồi khác mọc khỏe hơn.
Măng le được lấy từ phần ngọn của cây măng dùng tươi hoặc cắt lát phơi khô. Những người sành ăn món măng có thể khẳng định măng le thuộc loại ngon nhất trong các loài măng như măng tre, măng trúc... nhờ tính đặc ruột, vị ngọt, bùi, không đắng chát...
Với món măng tươi có thể chế biến món đơn giản nhưng lại đầy hương vị là món gỏi măng trộn. Để chế biến trước tiên lấy măng tươi luộc chín rồi thái sợi. Cho măng thái sợi vào luộc lại lần 2 trong nước mới, nêm ít muối cho nhả chất đắng. Vớt măng, xả lạnh, cho vào khăn sạch vắt ráo khô.
Tôm tươi hay tép khô, thịt ba rọi thái nhỏ cho vào nồi xào đều cho thấm, sau đó cho măng đã vắt ráo vào nồi trộn đều rồi tắt bếp. Cho tiếp một ít mè, ngò rí và húng lủi vào trộn gắp đĩa măng le trộn ra đĩa, xếp tôm thịt lên trên, rắc ít mè trang trí đủ thấy sự hấp dẫn, quyến rũ của món ăn dân dã này.
Cho măng vào, tiếp tục hầm cho vịt mềm và măng thấm. Vớt vịt ra chặt miếng vừa ăn, cho lại vào nồi nước hầm, nấu sôi, cho đầu hành trắng và hành phi vào tắt bếp, nhắc xuống. Múc canh vịt hầm măng ra tô, rắc ít tiêu rừng dọn chung với nước mắm gừng ăn một lần là không thể nào quên.
Khi mùa măng nhiều không bán hết hay để vận chuyển, bán đi xa người dân Tây Nguyên thực hiện phơi khô măng le rồi đóng hộp để cất giữ. Cái ngon của măng khô tuy không bằng măng tươi nhưng người ăn vẫn cảm nhận được cái vị măng rừng độc đáo này qua từng món ăn chế biến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét