Welcome to Weblog Samouay Portal
F

Giải mã dân gian: 'Yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo', thế củ ấu và bồ hòn là gì và tròn, méo thế nào?

Củ ấu và bồ hòn tròn, méo thế nào mà ông bà ta lại nhắc đến trong câu thành ngữ quen thuộc trên?


Trả lời:

Củ ấu là củ gì, tròn hay méo?

Củ ấu có tên khoa học Trapa cochinchinensis Lour. thuộc họ Ấu – Trapaceae hay còn gọi là ấu trụi, ấu nước, hạt dẻ nước. Nhiều người còn quen gọi ấu là quả sừng trâu. Đây là loại thực vật thủy sinh, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông.

Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, trong củ ấu có nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe như nhiều gluxit, đường glucose, protein… Trong 100g củ ấu có khoảng 48,2g nước, 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie.

Trong Đông Y, củ ấu vị ngọt, tính mát; vào tỳ, vị. Các thành phần của cây củ ấu đều được coi như một vị thuốc. Thân cây vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng tiêu viêm giải độc.


Củ ấu non ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy. Loại củ ấu già rất tốt cho trường hợp tỳ hư tiết tả, kinh nguyệt quá nhiều, trĩ xuất huyết, chống suy nhược. Củ ấu cũng được dùng để nấu nhiều món ngon hấp dẫn.

Khác với vẻ bề ngoài xù xì xấu xí của mình, bên trong ruột củ ấu lại trắng, thơm và bùi. Những ngày se lạnh, củ ấu không chỉ là món ăn vặt vừa dân dã vừa rẻ tiền mà lại ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Chính vì thế, nhiều người dân miền Tây quen gọi củ ấu là 'nhân sâm của người nghèo' vì công dụng chữa bệnh thần kỳ của chúng.


Cũng do vẻ ngoài xù xì, có phần méo mó của mình, mà củ ấu đã đi vào thành ngữ "Yêu nhau củ ấu cũng tròn" để hàm chỉ khi thật lòng yêu thương nhau, người ta sẽ bỏ qua mọi khuyết điểm, thiếu sót của đối phương.

Thế còn bồ hòn, tròn đến thế nào?

Bồ hòn có tên khoa học: Sapindus mukorossi Gaertn, thuộc họ: Sapindaceae (Bồ hòn). Cây bồ hònlà cây thân gỗ, chiều cao từ 15-35m. Lá nhỏ và dài, đối nhau. Quả mọc thành chum, quả khi non có màu xanh, già chuyển màu vâng nhẹ, hạt màu đen, long lanh đẹp mắt. Miêu tả rườm rà nhưng bạn có thể xem hình ảnh.


Quả vàng óng cơm dày chín già thì thuộc loại 1, loại 2 thì quả non hơn, thịt quả mỏng và sau này khô bị nhăn nheo nhiều, đen. Sau khi thu hoạch làm khô, tách hạt. Bồ hòn có thể sử dụng ngay dạng quả, hoặc xay mịn thành bột bồ hòn, hoặc nấu nước pha chế với hương liệu cho ra nước bồ hòn. Dân gian có câu “Ngậm bồ hòn làm ngọt” trong khi thực chất quả bồ hòn có vị rất đắng, thể hiện sự chịu đựng của con người.


Từ xa xưa, khi các loại bột giặt, dầu gội còn chưa ra đời, ông bà ta vẫn thường sử dụng bồ hòn để tắm giặt và giữ gìn vệ sinh một cách cực hiệu quả.

Giống như trái bồ kết, bồ hòn được xem là một loại thảo dược nổi tiếng trong kho tàng dược liệu. Theo tài liệu cổ, bồ hòn có tác dụng chữa ho trừ đờm, nhân hạt ăn được và có tác dụng chữa hôi miệng, sâu răng.


Theo GS. TS. Đỗ Tất Lợi, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu, ĐH Dược Hà Nội, nước từ quả bồ hòn có tính chất như một loại sữa rửa mặt lý tưởng và tốt cho da, giúp da mịn và mềm mại. Nó giúp chữa các bệnh ngoài da như vẩy nến và eczema, loại bỏ mụn đầu đen, mụn mủ và tàn nhang.

Nước ngâm quả bồ hòn bôi tại chỗ có tác dụng loại bỏ và hủy nọc độc của rắn hay bò cạp ra khỏi cơ thể. Gội đầu bằng nước bồ hòn có tác dụng khử các loại nấm da và nấm tóc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét