Hỏi:
Hổ mang là loài rắn cực kì độc, chỉ một liều lượng nọc độc
nhỏ cũng có thể giết chết một người trưởng thành. Thế nhưng tôi lại thấy các
nhà khoa học lại lấy nọc độc của rắn hổ mang để chữa bệnh.
Vậy trong nọc độc rắn hổ mang có gì mà có công dụng chữa bệnh?
* Câu trả lời:
Câu trả lời 01
Câu trả lời 01
Đúng là nọc của rắn hổ mang rất độc. Tuy nhiên mỗi loài rắn
độc trong nọc độc của chúng đều chứa các chất có tác dụng lên một số bệnh nhất
định của con người. Nọc độc của rắn hổ mang chúa có chứa một chất giúp giảm đau
gấp 20 lần so với morphin. Vì vậy, nọc độc của rắn hổ mang chúa có thể được điều
chế để sử dụng vào việc điều trị các cơn đau ngoài mức chịu đựng của con người.
Theo tôi tìm hiểu từ nọc độc của rắn hổ mang, các nhà khoa học
đã trích ra một chất có tên là contortrastin, có khả năng khống chế tế bào ung
thư, làm chậm sự lan truyền của các khối u. Và bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng
thuốc giảm đau điều chế từ nọc độc của hổ mang chúa có hiệu quả cao gấp 20-200
lần so với morphin. Cái gì độc cũng không hẳn xấu đâu haha
Dĩ độc trị độc đấy bạn. Nọc rắn hổ mang sẽ chế ra được những
loại thuốc có thể kháng lại nọc độc hoặc dùng trong cấp cứu bệnh nhân bị rắn hổ
mang cắn. Ngoài ra tôi nghe nói nọc rắn có tác dụng làm đông máu, vì vậy chúng
được ứng dụng chế tạo thuốc cầm máu, chống chảy máu nội tạng.
Đâu chỉ rắn, nọc bọ cạp cũng dùng để chữa bệnh mà. Thậm chí
nọc bọ cạp còn đắt gấp mấy lần nọc của rắn. Có loại thuốc được tinh chế từ loài
nọc độc bọ cạp xanh ở phía Tây Cuba, có thể dùng điều trị các bệnh ung thư gan,
vú, não, tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Ngoài ra, độc trong cá nóc cũng được
dùng để điều chế ra thuốc giảm đau.
Câu trả lời 05
Nọc rắn chỉ độc khi bị rắn cắn hoặc tiêm trực tiếp vào người thôi. Y học đã dùng nọc rắn để chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn. Khoảng 400 loài rắn có nọc độc và huyết thanh chế từ loài nào chỉ chữa được cho người bị loài rắn đó cắn. Hiện gần 100 quốc gia đã chế tạo trên dưới 200 loại huyết thanh. Việt Nam đã điều chế thành công loại huyết thanh kháng nọc rắn hổ đất, lục tre, hổ chúa và chàm quạp.
* Còn câu trả lời của bạn là gì?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét