Welcome to Weblog Samouay Portal
F

Vì sao thủ môn không được bắt bóng khi hậu vệ chuyền bóng về?

Đầu những năm 1990, 'người gác đền' có thể bắt bóng bằng tay khi hậu vệ chuyền về thay vì sẽ bị trọng tài thổi phạt như ngày nay.

Trả lời:

Trong quá khứ, thủ thành có thể bắt bóng bằng tay, giữ trái bóng vào ngực và tùy ý phát bóng trở lại cuộc chơi khi nhận bóng từ đồng đội chuyền về.

Thế nhưng, ngày nay FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) đã quy định rằng thủ môn không được phép bắt bóng hoặc xử lý bóng bằng tay khi đồng đội cố tình 'đá' bóng chuyền về cho họ (tình huống chuyền về này có thể là bất đắc dĩ để tránh bị cướp bóng). Thay vào đó, thủ môn được phép sử dụng chân và các bộ phận cơ thể khác (không phải tay) để chuyển hướng bóng.


Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi quy định này của FIFA là do cầu thủ đã lạm dụng luật chuyền về. Trong quá khứ, khi trận đấu trở nên căng thẳng, nhiều thủ môn thậm chí đã cố ý cầm bóng tới mấy phút, điều này được xem là hành vi "câu giờ", kéo dài thời gian để cản trở đối thủ.

Chính vì lối chơi có phần không "fair-play" trên, FIFA đã ra quy định về lỗi chuyền về. Như vậy, trọng tài có thể bắt lỗi chuyền về dựa vào pha xử lý bóng của thủ môn, mà không phải ở chỗ bóng được chuyền lại.

Tình huống chuyền về sẽ không bị bắt lỗi nếu đồng đội sử dụng đầu, ngực, đầu gối... (trừ chân) để chuyền bóng về phía "người gác đền".


Các trường hợp mà thủ môn khôngđược phép chạm bóng bằng tay trong vòng 16m50 của mình:

- Khi đồng đội cố tình chuyền về.

- Khi nhận trực tiếp một quả ném biên từ đồng đội.

Một cú đá phạt gián tiếp sẽ được trao cho đội đối phương tại vị trí mà thủ thành xử lý bóng chuyền về phạm luật. Trên thực tế, rất hiếm khi xuất hiện tình huống này trong trận đấu, nhưng cũng không phải không có nếu là những thủ môn thiếu kinh nghiệm hoặc cố tình.

Ngoài ra, người trấn giữ khung thành có thể xử lý bóng bằng tay nếu trái bóng được đồng đội đánh đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét