Welcome to Weblog Samouay Portal
F

Tại sao rượu Nhật lại không quá 22 độ?

Hỏi:
Tôi nghe bảo ở Nhật không được sản xuất rượu quá 22 độ, nên thường rượu của Nhật còn nhẹ hơn cả rượu nếp hoa cải ở Việt Nam nữa.


Vậy tại sao rượu Nhật lại không quá 22 độ? Mong được giải đáp thêm, tôi xin cảm ơn.

* Câu trả lời:

Câu trả lời 01
Mình thấy ở Nhật thường sử dụng rượu lên men. Loại rượu này được sản xuất bằng cách sử dụng men rượu. Men rượu sẽ tiêu hoá thành phần đường của gạo nguyên liệu để chuyển thành cồn. Khi lượng cồn trên 20 độ, các con men này sẽ bị chết. Bởi vậy, khi sản xuất rượu Nhật rất khó để sản xuất được loại trên 20 độ.

Câu trả lời 02
Tôi được biết là pháp luật thuế tại Nhật quy định rượu Nhật lên men thương phẩm có độ cồn không quá 22. Rượu Nhật gốc vào khoảng 20 độ, trước khi đưa ra thị trường rượu sẽ được pha loãng xuống chừng 15 độ. Tuy vậy, khi đ tham quan tại thành phố Nigata thì tôi thấy có bán môt loại rượu lên tới 46 độ có tên gọi là Etsugo Samurai.

Câu trả lời 03
Sao tôi nghe nói ở Nhật cũng có các loại rượu trên 22 độ cồn mà nhỉ? Ngoài rượu lên men thì bên Nhật còn có rượu chưng cất. Rượu sau khi được lên men, sẽ được chưng cất ở một nhiệt độ nhất định, rượu sẽ bay lên và sẽ được lọc ra bên ngoài. Shouchu (chưng cất từ rượu Nhật), Brandy (chưng cất từ vang) , Wisky (chưng cất từ bia) thuộc loại này. Khá giống các loại rượu khác trên thế giới.

Câu trả lời 04
Rượu nhật vẫn có 25-30° nhé. Bia cũng có loại 5,5-6°. Rượu tây thì 40-50° chủ yếu pha mới uống. Và ng nhật vẫn say nát ko khác gì vn. Nhưng uống vs vn thì ko đủ tuổi.

Câu trả lời 05
Mình nghĩ tại ở Nhật họ rất quan trọng về sức khỏe, với họ cũng thường xuyên làm việc căng thẳng, làm thêm nhiều nên bên thị trường không cho bán rượu trên 22 độ cồn. Nhờ vậy mà tránh các trường hợp say rượu, say xỉn. Ở Nhật bạn thấy có ai mặc đồ công chức mà ngủ ngoài đường thì là do thiếu ngủ chứ không phải say xỉn gì đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét